Kiết lỵ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Thứ năm, 11:03:00 23/08/2018
Kiết lỵ hay lỵ một bệnh đường tiêu hóa thường xảy ra vào mùa hè trong năm, gây ra đi ngoài dính máu và chất nhầy như mũi, tiêu chảy có máu. Một số triệu chứng khác bao gồm sốt, đau bụng, cảm giác đi tiêu phân không hết. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Kiết lỵ nguy hiểm như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà kiết lỵ được phân ra làm lỵ trực trùng (trực khuẩn) do nhiễm khuẩn entrerobacteria Shigella và lỵ amip do nhiễm trùng amip Entammoeba histolytica. Ngoài ra, bệnh lỵ amip còn được chia theo sự tiến triển gồm 2 cấp đó là: kiết lỵ cấp tính và kiết lỵ mạn tính.

Bệnh có thể lây lan. Thường người bị nhiễm khuẩn kiết lỵ do đường ăn uống (rau sống, ăn gỏi cá, mắn tôm,…) hoặc do tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh vi khuẩn kiết lỵ có thể sống rất lâu trong môi trường. Chúng có thể sống và phát triển trong nước ngọt rau sống, thức ăn tối thiểu từ 7 – 10 ngày và cũng có thể sống lâu hơn nữa. Ở các quần áo, đồ dùng trong ăn uống của người bệnh lỵ trực khuẩn hoặc trong đất có khi chúng tồn tại tới từ 6 -7 tuần lễ.



Bệnh kiết lỵ rất dễ mắc phải nếu chủ quan trong cách ăn uống

Khi vi khuẩn kiết lỵ xâm nhập vào người bệnh đặc điểm chung sẽ làm tổn thương màng ruột, dẫn đến phản ứng viêm ruột làm người bệnh sốt cao kèm những cơn co thắt ruột, sưng và rò rỉ nước do ruột bị phù nề Tổn thường sâu hơn ở các tế bào miễn dịch của cơ thể và các chất sinh hóa được gọi là các cytokine được sản sinh đển chống lại sự lây nhiễm. Kết quả có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nước và khoáng chất mất đi qua phân vì sự phân hủy của cơ chế kiểm soát trong mô ruột mà thường lấy nước ra khỏi phân, và trong trường hợp nặng, xâm nhập vào các sinh vật gây bệnh vào máu.

Dấu hiệu của bệnh kiết lỵ

Đối với lỵ trực khuẩn

Bệnh kiết lỵ là gì và có dấu hiệu nào nhận biết thì đó là các triệu chứng như sốt cao, rối loạn tiêu hóa như đau bụng buồn nôn nôn, đi ngoài nhiều lần, phân có máu sẽ xuất hiện sau 3 ngày trực lỵ khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ở giai đoạn đầu, phân thải ra còn có khuôn nhưng thời gian ngắn sau phân sẽ lỏng kèm theo có chất nhầy như mũi và có máu. Lúc đầu là máu tươi, dần dần phân lỏng và máu hòa trộn lẫn với phân chất tiết dịch của ruột cho nên màu của phân lúc này lờ lờ như máu cá nhất là phân của bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn týp Shigella.

Số lần đi ngoài ở vài ba ngày đầu phát bệnh còn đếm được nhưng sau thì không thể đếm được số lần đi ngoài do phân cứ tự chảy ra ở hậu môn. Đồng thời thể rạng suy sụp do nhiễm độc độc tố nặng. Khi bị nhiễm độc độc tố bởi lỵ trực khuẩn thường là đi ngoài nhiều lần cho nên xảy ra hiện tượng mất nướcchất điện giải có khi rất trầm trọng. Nhiễm độc độc tố nặng và mất nước, chất điện giải dễ đưa đến tử vong đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi già yếu nếu không cấp cứu kịp thời.

Đối với bệnh lỵ amip

Khi bị lỵ amíp tình trạng nhiễm trùng chủ yếu diễn ra ở ruột già Khi bị bệnh thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính thường gặp là những hội chứng lỵ, bao gồm đau bụng mót rặn và đi ngoài phân có máu lẫn với chất nhầy như chất tiết ở mũi (nhầy máu mũi). Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi ngoài không có nhiều phân. Đối với một số bệnh nhân thỉnh thoảng có tiêu chảy nhưng không rầm rộ, ồ ạt như bệnh lỵ trực khuẩn. Người bệnh thường xuất hiện đau quặn bụng từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi ngoài. Song song với đau bụng là mót rặn. Người bệnh đau bụng rất muốn đi ngoài nhưng khi ngồi vào nhà vệ sinh rất lâu nhưng không đi ngoài được (đi nhanh về chậm). Nếu ở thể nhẹ thì sức khỏe ít bị ảnh hưởng nhưng khi bệnh nặng thì bệnh nhân có thể bị suy kiệt (đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày), rối loạn chất điện giải, bụng trướng.



Bệnh lỵ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống

Khi bị lỵ amíp không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, không đúng phác đồ thì bệnh sẽ chuyển thành mạn tính và khi đó lỵ amíp sẽ chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amíp, từng đợt chúng lại xuất hiện gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi nhất là khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ… Hậu quả của lỵ amíp mạn tính là gây nên viêm đại tràng mạn tính làm cho người bệnh rất khó chịu và dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài. Mắc bệnh lỵ amíp còn có một nguy cơ lan truyền ngược dòng gây nên hiện tượng ápxe gan

Cách điều trị bệnh kiết lỵ

Sau khi đã biết bệnh là gì cùng cơ chế và dấu hiệu của bệnh. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cách điều trị bệnh.

Khi bị bệnh kiết lỵ, điều đầu tiên người bệnh nên làm đó là tìm cách để bù nước và điện giải cho cơ thể. Vì khi bệnh tiến triển nặng hơn, kèm theo số lần đi ngoài không đếm được sẽ dẫn đến tình trạng mất nước trầm trọng, điện giải mất đi theo phân gây suy kiệt kiệt sức Có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dung dịch Oresol là dung dịch bù nước và điện giải mà bạn có thể sử dụng trong cả 2 trường hợp bị lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amip.

Những bài thuốc dân gian như dùng lá mơ lông búp ổi có thể áp dụng để trị chứng bệnh. Tuy nhiên tính hiệu quả còn phải tùy thuộc vào từng người. Không nên tự ý ra hiệu thuốc để mua thuốc về uống vì bệnh có thể nặng thêm do người bệnh không nắm được sự tiến triển của bệnh lý.

Mentronidazol là loại thuốc đặc trị bệnh kiết lỵ, có thể cho hiệu quả sau khi uống. Nhưng tốt nhất khi thấy những triệu chứng, đau bụng buồn nôn đi ngoài với số lần tăng lên kèm theo những cơn co thắt bụng, người ê ẩm chân tay thì cần đến bệnh viện để được làm xét nghiệm phân và máu. Và được điều trị tích cực theo phác đồ điều trị kiết lỵ của Bộ Y tế.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới