Điều trị suy hô hấp ở người lớn và trẻ sơ sinh như thế nào?

Thứ năm, 10:47:06 20/09/2018
Cụm từ “suy hô hấp” ở đây để chỉ những trường hợp khó thở xảy ra từng lúc hay thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể để lại những biến chứng nặng nề cho cơ thể chúng ta. Vậy cho nên, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh cần đến khám và điều trị suy hô hấp ngay.

Một số liệu pháp điều trị suy hô hấp

Liệu pháp oxy

Hàm lượng Spo2 phải luôn đảm bảo ở mức > 90%

Mặt nạ oxy (tạo dòng thấp 5-10 l/phút): Thích hợp cho các bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình do tổn thương màng phế nang mao mạch (ALI, ARDS). Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân nôn do tăng nguy cơ hít chất nôn vào phổi

Canuyn mũi (tạo dòng ô xy thấp 1 – 5 l/phút): Áp dụng cho người bị suy hô hấp ở mức độ trung bình, bị suy hô hấp do nguyên nhân không có shunt, shunt trong phổi thấp hoặc bị COPD

Mặt nạ không thở lại (tạo dòng ô xy thấp 8-15 l/phút) dùng để: Những người bị suy hô hấp nặng do phù phổi viêm phổi nặng. Những bệnh nhân có kèm theo triệu chứng nôn cần thận trọng khi sử dụng công cụ thở oxy liệu pháp này.

Mặt nạ venturi (tạo ô xy dòng cao): Được sử dụng cho bệnh nhân suy hô hấp do COPD nhưng cần nồng độ oxy chính xác.

Thở máy là phương pháp chữa suy hô hấp cấp huyết động

Thở máy là phương pháp điều trị suy hô hấp cấp huyết động

Thông khí nhân tạo (thở máy): Đây là cách điều trị suy hô hấp khi các phương pháp trên không có tác dụng, thường được dùng chữa suy hô hấp do phù phổi cấp huyết động hen phế quản và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Thở máy sẽ hỗ trợ thông khí qua mặt nạ cho bệnh nhân, có thể qua mũi miệng, hoặc toàn bộ mặt.

Điều trị suy hô hấp bằng thuốc

Thuốc giãn phế quản dùng trong trường hợp suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản Dùng qua đường hít trước, nếu không đáp ứng chuyển sang truyền trực tiếp vào tĩnh mạch

Corticoid: được dùng các đợt cấp của COPD và hen suyễn

Thuốc trợ tim: Suy hô hấp kèm theo dấu hiệu suy tim thì có thể dùng Digoxine, tuy nhiên khi sử dụng thuốc trợ tim dễ khiến loạn nhịp tim

Kháng sinh: Được chỉ định dùng khi có dấu hiệu viêm như viêm phổi COPD nhiễm khuẩn

Lợi tiểu: sử dụng điều trị suy hô hấp trong trường hợp suy hô hấp do phù phổi cấp huyết động, suy tim ứ huyết.

Điều trị chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc chung trong quá trình điều trị suy hô hấp ở trẻ là dùng surfactant thay thế, đảm bảo tốt thông khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở bằng bình ôxy.

Ngoài ra, cần cung cấp đủ năng lượng, điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp dụng các phương pháp hỗ trợ như bảo vệ thân nhiệt dinh dưỡng hỗ trợ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng cho trẻ.

Thông đường thở cho trẻ là việc đầu tiên cần làm

Thông đường thở cho trẻ là việc đầu tiên cần làm

Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.

Bạn có thể sử dụng tay quấn vải hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng đề lau khô sạch miệng và họng của trẻ. Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Do trẻ vừa mới sinh còn bé và sức khỏe yếu sức đề kháng chưa tốt, đặc biệt là trẻ sinh non Vì vậy tất cả các hành động phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.

Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê cần dùng biện pháp điều trị suy hô hấp bằng cách hút đờm nhớt, ngửa đầu, nâng cằm trẻ, đặt ống thông miệng hầu.

Trong điều trị các triệu chứng, bác sĩ thường dùng thủ thuật Heimlich (là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào choán gần hết diện tích của đường thở) với trẻ trên 2 tuổi, ấn ngực vỗ lưng với trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra có thể sử dụng khí dung Adrenaline 1%, Dexamethasone để điều trị giúp lưu thông khí tốt hơn.

Khi trẻ bị suy hô hấp, lượng oxy bị thiếu hụt nghiêm trọng do đó cần kịp thời cung cấp oxy cho trẻ. Khi trẻ có các biểu hiện như tím tái hoặc thở co lõm ngực nặng, thở nhanh trên 70 lần/phút bạn có thể cung cấp Oxygen cannula 30-40 % cho trẻ với liều lượng là 0.5-3 l/ph, hoặc 1-6 l/ph tùy thuộc vào độ tuổi và chỉ định của bác sĩ.

Nguyễn Thị Thuận

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới