Điều trị kiết lỵ như thế nào? Kiết lỵ có nguy hiểm không?

Thứ năm, 10:44:08 30/08/2018
Thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng biệt khác nhau. Bệnh lỵ trực trùng (Bacillary dysentery) do vi trùng loại trực khuẩn Shigella thuộc vi trùng gram (-) gây ra. Còn bệnh lỵ amíp (Amoebic dysentery) do ký sinh trùng loại đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Hai bệnh này có tên chung thường gọi là kiết lỵ giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy cần phân biệt để gọi tên cho chính xác: bệnh lỵ trực trùng hoặc bệnh lỵ amíp, điều trị kiết lỵ trải qua các bước sau.

Điều trị kiết lỵ

Phát hiện bệnh kiết lỵ như thế nào?



Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau quặn bụng và mót rặn ngay cả khi vừa đi vệ sinh. Phân lúc đầu có dạng lỏng, dần dần sẽ là phân nhầy với tần suất đi vệ sinh 5 - 10 lần.

Cơn đau thường ở hố chậu phải và dọc theo khung đại tràng nên dễ bị nhầm với bệnh ruột thừa hoặc loét dạ dày Ngoài ra, một số người bệnh có thể bị sốt nếu kiết lỵ do shigella.

Điều trị kiết lỵ cần nhanh chóng tránh gây ảnh hưởng sức khỏe

Điều trị kiết lỵ cần nhanh chóng tránh gây ảnh hưởng sức khỏe

Điều trị kiết lỵ như thế nào?

Khi bị kiết lỵ người bệnh có thể được sử dụng thuốc để điều trị như:

- Các loại thuốc diệt lỵ amibe: Bao gồm Émétine, Metronnidazole và Dehydro-émétine. Thuốc cần điều trị theo đợt và theo đơn của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng đúng cách và hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

- Thuốc diệt kiết lỵ do shigella như Ciprofloxacine, Ofloxacine, Péfloxacine, Bactrim.

Lưu ý tất cả các loại thuốc điều trị cần có chỉ định từ bác sĩ bởi không phải tất cả các trường hợp người bệnh đều do một loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, cũng cần có biện pháp phòng tránh để hạn chế tái phát và lây lan bệnh.

Phòng bệnh chính là cách điều trị

Bệnh kiết lỵ lây qua đường ăn uống như nguồn nước nhiễm bệnh thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ruồi, vật nuôi trong nhà mắc bệnh như chó, mèo. Vì thế, để điều trị kiết lỵ, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống Chưa kể đến, ở những người đồng tính bệnh có thể lây qua hoạt động tình dục

Từ những nguyên nhân gây bệnh, có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Rửa tay sạch sẽ là cách phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả

Rửa tay sạch sẽ là cách phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả

- Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn sống, thức ăn ôi thiu, ruồi nhặng

- Ở những nơi tập trung nhiều người, càng cần giữ vệ sinh nấu nướng, nguồn nước ăn, uống.

- Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ tránh không cho ruồi nhặng sinh sôi.

- Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống đủ chất tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Vậy kiết lỵ có nguy hiểm không?

Kiết lỵ là bệnh tiêu hóa nguy hiểm, có khả năng gây nên nhiều biến chứng như thủng ruột lồng ruột viêm loét đại tràng sau khi mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa hay viêm ruột thừa do amip Do vậy, chủ quan hoặc không điều trị kiết lỵ từ sớm có thể gây nên nhiều nguy cơ sức khỏe trước mắc cũng như lâu dài.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới