Cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết bị loét dạ dày bằng keo sinh học

Thứ tư, 04:32:05 28/11/2018
Điều đặc biệt là bệnh nhân này được áp dụng kỹ thuật mới bơm keo sinh học để bít tắc vết loét.

Trước đó, bệnh nhân nam (20 tuổi, Hóc Môn) bị sốt cao liên tục 3 ngày và đã đến khám tại trạm y tế phường. Tuy nhiên, đến 3g sáng ngày thứ tư của bệnh, đột nhiên bệnh nhân ói ra máu, và được chuyển vào cấp cứu BV. Trưng Vương.

Tình trạng bệnh rất nặng

“Bệnh nhân nhập viện với tình trạng ói ra máu, gọi là xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng. Biểu hiện bằng bệnh nhân bị tụt huyết áp mạch lên cao có khi gấp 40 lần bình thường. Bệnh nhân tiếp tục ói ra máu.

Chúng tôi đã thực hiện nội soi khẩn, phát hiện một ổ loét trong dạ dày - tá tràng. Ổ loét này đang phun máu lên. Ngay lập tức chúng tôi điều trị nội khoa uống thuốc cầm máu, cũng như thực hiện thủ thuật nội soi cầm máu và chờ các kết quả xét nghiệm”, BS. Cao Đức Phước - Phó giám đốc BV. Trưng Vương cho biết.

Qua các xét nghiệm và khai thác bệnh sử, bệnh nhân bị sxh ngày thứ tư - bắt đầu vào thời gian nặng của bệnh tiểu cầu tụt thấp do căn bệnh sxh, đặc biệt bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cầm máu gặp cực kỳ khó khăn bệnh viện lần thứ hai thực hiện nội soi cầm máu cho bệnh nhân nhưng thất bại bệnh viện đã hội chẩn liên khoa về điều trị sốt xuất huyết cũng như điều trị cầm máu.

“Sốt xuất huyết do virút Dengue trước đây thường xuất hiện trên trẻ em Bệnh cảnh ở trẻ em khác với sốt xuất huyết người lớn. Những năm gần đây sốt xuất huyết thể nặng xảy ra nhiều ở lứa tuổi lớn hơn. Một trong những biến chứng của sốt xuất huyết người lớn là tình trạng xuất huyết. Xuất huyết có thể từ trong niêm mạc đường tiêu hóa như dạ dày ruột hoặc xuất huyết não gây hôn mê… Thật sự điều trị một trường hợp sxh nặng thể xuất huyết rất khó do hệ thống đông máu của cơ thể bị giảm dẫn đến xuất huyết, nên việc kiểm soát chống tình trạng đông máu khó, dẫn đến những xử trí can thiệp như phẫu thuật khó thực hiện được. Nên thường trước đây, đối với những trường hợp này, chúng tôi điều trị bằng phương pháp nội khoa ví dụ máu mất bao nhiêu, chúng ta truyền hồng cầu vào bù, tiểu cầu thấp thì truyền tiểu cầu và chờ sxh tới thời gian hồi phục vào sau ngày thứ 7 - 8 của bệnh”, BS. CKII. Bùi Trọng Hợp - Trưởng khoa Nhiễm (BV. Trưng Vương) cho biết.

Bệnh nhân ói ra máu thường có nhiều phương pháp điều trị như thuốc nội soi chích cầm máu tại chỗ, phẫu thuật để khâu cầm máu hoặc thậm chí phải cắt dạ dày Tuy nhiên, đây là một bệnh nhân còn quá trẻ (20 tuổi) càng phải cân nhắc chỉ định phẫu thuật, nhất là trên nền sxh tiến triển nặng rối loạn đông máu nặng. Những phương pháp cổ điển đều ít nhiều gây nguy hại đến tính mạng bệnh nhân vì nếu không cầm máu, bệnh nhân có thể bị nhiều biến chứng khác trong khoảng thời gian là 4 ngày. Chỉ trong vòng 12g đồng hồ sau khi nhập viện bệnh nhân được truyền 8 bịch máu (tương đương khoảng 2l máu), 4 bịch tiểu cầu và 4 bịch huyết tương đông lạnh nhưng máu vẫn bị mất vì vết loét phun trào máu liên tục. Điều may mắn, BV. Trưng Vương những năm gần đây phát triển kỹ thuật mới qua can thiệp mạch là bơm chất keo sinh học vào lòng mạch máu để bít chỗ loét lại.

Kỹ thuật bơm chất keo sinh học

BS.CKI. Ngô Minh Tuấn - Trưởng đơn vị Can thiệp mạch máu chia sẻ thêm: “BV. Trưng Vương là bệnh viện đầu tiên ứng dụng khuyến nghị của nhóm chuyên gia về xuất huyết tiêu hóa thuộc Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam đối với loét tiêu hóa dạ dày - tá tràng. Sau khi thất bại với điều trị nội khoa, nội soi cầm máu, bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng nội mạch hoặc phẫu thuật. Vì vậy, sau khi hội chẩn liên khoa, chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật can thiệp nội mạch bằng cách đặt một ống thông trong động mạch đùi, luồn ống thông chẩn đoán, chụp xác định mạch máu tổn thương. Sau đó, luồn vi ống điều trị 2mm đường kính để bơm chất keo sinh học.

Kể cả là như vậy, chúng tôi vẫn e ngại bệnh nhân sẽ bị xuất huyết ở bất cứ chỗ nào ống thông đi qua do rối loạn đông máu. Trong tình trạng bệnh nhân sốc nặng, nếu chạy đua không kịp, tình trạng bệnh nhân sẽ diễn tiến trở nặng. Bít keo không đủ, bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu còn quá tay khiến tổn thương cơ quan dạ dạy và các tạng liên quan”.

Khi vào phòng mổ, bệnh nhân nằm trong tình trạng sốc với huyết áp cao tụt mạch, bứt rứt, không tiếp xúc, do xuất huyết thể nặng vì sxh tiêu hóa nặng, bệnh nhân trên bàn mổ vừa ói và ỉa ra máu. Êkíp gồm hơn 10 bác sĩ và điều dưỡng thuộc ngoại tổng hợp, nội tiêu hóa, nhiễm, trưởng phiên trực ngoại, hồi sức và can thiệp mạch đã chạy đua với “tử thần” trong vòng 20 phút, phải liên tục bơm máu và thực hiện phương pháp sử dụng keo sinh học tắc hoàn hoàn tổn thương ở vết loét hoành tá tràng.

Cầm máu là khâu quan trọng, nhưng trước đó cần hồi sức, cần chuyên khoa nhiễm để đảm bảo bệnh nhân ổn định bệnh sxh. Sau khi cầm máu bệnh nhân được chuyển qua khoa Nhiễm, được điều trị nội khoa, kiểm soát tiểu cầu Bệnh nhân hiện đi cầu không còn ra máu. Tiên lượng hoàn toàn tốt.

Nghiêm Thị Trinh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới