Chữa rắn cắn bằng cây thuốc lạ - hiệu quả ra sao?

Chủ nhật, 14:31:09 28/10/2018
Được truyền tai rằng cây thuốc này chữa rắn cắn rất hiệu quả. Thế nhưng, thực hư tác dụng của nó thì lại cần kiểm chứng. Mọi người nhớ lưu ý khi sử dụng cây này để chữa rắn cắn nhé!

LTS: Đây là cây thuốc cần được giới chuyên môn nghiên cứu thêm. Việc nó có tác dụng chữa rắn cắn như thế nào cũng cần được làm sáng tỏ. Bởi vậy, trước khi có nghiên cứu khoa học về cây thuốc này, nếu lỡ bị rắn cắn, người gặp nạn nên đến cơ sở y tế để được chữa trị.

Tại làng Mai Đàn, xã cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, ai cũng biết ông Nguyễn Văn Khoan, sinh năm 1930, chữa rắn độc cắn bằng cây thuốc chưa rõ tên. Ông và dân làng thường gọi là cây chữa rắn cắn.

Loài cây này thân dây leo, lá hình trái tim to bằng lá khoai tía, củ có lông như củ khoai từ. Về cách thức sử dụng, cây thuốc này dùng ở dạng còn tươi. Khi bị rắn cắn chúng ta dùng lá nhai mịn đắp lên vết thương. Còn củ cắt lát mỏng khoảng 0,5cm, một lần dùng ba lát, nhai nuốt sống, ngày nhai ba lần vào buổi sáng trưa và tối. Nếu không có lá thì dùng củ nhai nuốt nước, xác đắp lên vết thương. Sử dụng thuốc không được dùng thuốc tây và bất cứ loại thuốc nào khác.

Khi hỏi về nguồn gốc của cây thuốc quý ông Khoan cho hay: ngày trước, khi tham gia hoạt động cách mạng trong rừng, rất nhiều đồng đội của ông phải mất mạng vì rắn độc cắn, thậm chí có người còn chấp nhận thương tật suốt đời để giữ lại mạng sống bằng cách chặt nguyên cả cánh tay của mình. May mắn ông gặp được một cụ bà người Vân Kiều chỉ cho loại cây này ngay ở rừng. Bà cụ nói, thiên nhiên thần bí nhưng nó có quy luật riêng của nó. Ví dụ trong khu rừng có rắn độc thì ngay khu rừng đó có cây giải độc

Mấy chục năm nay ông Khoan dùng cây thuốc quý cứu hàng trăm người bị rắn độc cắn. Ngày ông Khoan chuyển về thành phố Đông Hà sinh sống, ông đã để lại cho một vài người trong làng phòng đêm hôm bị rắn cắn. Rồi người này chuyền tay người kia, bây giờ nhà nào cũng có. Dùng cây thuốc này chưa thấy ai bị tử vong cả. Cây có tác dụng kháng độc với tất cả các loại rắn.

Trường hợp anh Trần Đình Quyết sinh năm 1975 tại Hoàn Cát - cam Nghĩa, Cam Lộ - Quảng Trị là một minh chứng. Anh đi cạo mủ cao su, mệt quá vào chòi nằm nghỉ, không ngờ bị con rắn lục bên vách cắn vào tay. Anh chạy về nhà ra vườn lấy lá nhai đắp lên vết thương, lấy củ nhai nuốt. Vết thương sưng to đau nhức, anh kiên trì dùng, ba hôm sau thì vết thương xẹp dần và một tuần cánh tay anh trở lại bình thường. Hay trường hợp của chị Nguyễn Thị Xuân sinh năm 1952 tại Mai Đàn, Cam Chính, Cam Lộ ,Quảng Trị. Chị Xuân bị rắn hổ cắn trong lúc hái tiêu.

Loại rắn này cực độc. Chị nhớ lại lúc bị rắn cắn, chị sà vào cây thuốc hái lá nhá nuốt, sau đó đào củ và nhai không nhớ là nhai bao nhiêu. Khoảng một giờ đồng hồ sau thì chị bị nôn. Cả nhà lo lắng lắm. Nửa thì muốn ở nhà nửa thì muốn đưa đi viện, nhưng nhớ lại lời dặn của ông Khoan nên để chị quyết định ở lại nhà một đêm. Sáng hôm sau vết thương đỡ nhức, chị tiếp tục dùng thuốc với liều vừa phải, một tuần sau thì lành hẳn.

Và một số trường hợp khác trong làng của chị Xuân như: anh Trần Ngọc Lâm sinh năm 1984 bị rắn lục cắn khi đi hái sim, chị Nguyễn Thị Hoa sinh năm 1965 bị rắn lục cắn khi đi cắt cỏ cho bò... đều dùng loại cây này để chữa trị. Tuy không giải thích được tác dụng của thuốc nhưng mấy chục năm nay người dân nơi đây thường dùng loại cây này khi bị rắn cắn. Dân làng xem cây thuốc này như một loại “thần dược.”

Dân làng bảo, gần đây thấy truyền hình đưa tin một số vùng bị rắn lục đuôi đỏ cắn, chân tay lở loét, sưng phù, thương lắm. Nhưng khi tôi hỏi nếu những người dân tội nghiệp đó cần giúp đỡ, dân làng có chịu giúp không? Tôi biết không một ai trong làng ích kỷ mà từ chối những người gặp nạn đâu nhưng họ tỏ ra lo ngại. Bởi, cứu người là con dao hai lưỡi. Sống đôi khi chẳng được mang ơn nhưng chết đôi khi người cứu phải chịu trách nhiệm hình sự. Tôi lại hỏi, nếu cung cấp cho giới chuyên môn thì sao? Tất cả mọi người đều đồng ý. Họ hy vọng giới chuyên môn sẽ nghiên cứu, sớm đưa ra quyết định để cây “thần dược” đến tay những người dân không may mắn bị rắn độc cắn.

Phạm Minh Phượng

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới