Cholesterol cao là gì? Làm gì khi nồng độ cholesterol cao?

Thứ năm, 08:42:08 13/09/2018
Cholesterol cao là gì? Cholesterol là một chất giống chất béo có trong máu và trong hầu hết các tế bào của cơ thể chúng ta. Cơ thể có cholesterol là chuyện hết sức bình thường. Như một số chất khác trong cơ thể, cholesterol là phần quan trọng trong một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể chúng ta sử dụng cholesterol để tạo ra màng tế bào và một số nội tiết tố (hormone) quan trọng như nội tiết tố sinh dục chẳng hạn. Cholesterol cũng phục vụ cho các chức năng cần thiết khác của cơ thể. Cholesterol lưu hành trong máu được tạo ra hai nguồn, gồm nguồn nội sinh (gan và các tế bào khác trong cơ thể tạo ra khoảng 75% cholesterol máu) và nguồn ngoại sinh (thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày tạo ra khoảng 25% còn lại).

Cholesterol cao là gì?

Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch Do đó tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ

Cholesterol cao là gì? Rất nhiều người còn chưa rõ

Cholesterol cao là gì? Rất nhiều người còn chưa rõ

Để có thể vận chuyển trong máu, cholesteron phải gắn với protein Sự kết hợp của protein và cholesterol được gọi là lipoprotein. Cholesterol có thể có các loại khác nhau, bao gồm:

Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) cholesterol LDL hay cholesterol "xấu" vận chuyển các hạt cholesterol đi khắp cơ thể. Cholesterol LDL tích tụ ở thành động mạch và khiến thành động mạch cứng, hẹp hơn bình thường;

Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL hay cholesterol "tốt" thu lại các cholesterol dư thừa và đưa chúng trở lại gan Một số yếu tố như không hoạt động béo phìchế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ cholesterol LDL, làm giảm lượng cholesterol HDL và gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, cấu trúc gen cũng có thể làm hạn chế khả năng loại bỏ LDL của các tế bào hay khiến gan sản xuất quá ra nhiều cholesterol.

Cholesterol cao là gì? Theo ước tính, tình trạng cholesterol cao đã gây ra 2,6 triệu ca tử vong Tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở những người bị béo phì hoặc không vận động nhiều. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. 

Cholesterol cao gây ra hàng loạt các bệnh về tim mạch

Cholesterol cao gây ra hàng loạt các bệnh về tim mạch

Làm gì khi nồng độ cholesterol trong máu cao?

Nếu nồng độ cholesterol trong máu lớn hơn 200 mg/dl, hãy làm tiếp xét nghiệm về thành phần cholesterol máu. Nếu xét nghiệm tiếp theo cho thấy nồng độ HDL cao, còn nồng độ LDL bình thường hay thấp thì chưa có vấn đề gì nghiêm trọng, cứ tiếp tục ăn uống sinh hoạt, làm việc bình thường. Bạn đang có sức khỏe cholesterol" rất tốt.

Ngoài chú ý đến cholesterol cao là gì, trong trường hợp xét nghiệm tiếp theo cho thấy nồng độ LDL cao thì cũng chưa cần dùng thuốc ngay. Bước đầu tiên trong điều chỉnh cholesterol cao là thay đổi lối sống Hãy tập thể dục gia tăng các hoạt động như đi xe đạp, đi bộ (nên tận dụng mọi cơ hội đi bộ), tránh ăn uống thực phẩm có nhiều cholesterol, bỏ hẳn thuốc lárượu mạnh, riêng bia có thể dùng mỗi ngày một lon 330ml, hay một ly rượu chát 100ml. Cứ sau ba tháng, sáu tháng, một năm thì kiểm tra xem cholesterol LDL đã về bình thường chưa. Nếu khi kiểm tra lại thấy nồng độ cholesterol LDL vẫn cao, vẫn phải tiếp tục chương trình thay đổi lối sống và đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch hay nội tiết để có chế độ dùng thuốc thích hợp.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới