Cholesterol cao là bao nhiêu? Cholesterol cao nguy hiểm không?

Thứ năm, 08:23:08 13/09/2018
Cholesterol cao là bao nhiêu? Lượng cholesterol có trong máu bao nhiêu sẽ bị cảnh báo là mắc bệnh mỡ máu cao? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này để người có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao có cách phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Cholesterol cao là bao nhiêu?

Khi xét nhiệm mỡ máu, các chỉ số quan trọng nhất mà bạn nên đặc biệt quan tâm đó là: LDL- cholesterol (LDL-c), cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride.

Cholesterol và triglyceride được vận chuyển trong máu nhờ sự kết hợp với chất lipoprotein là HDLvà LDL. Chất cholesterol khi kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây nguy hại cho cơ thể. Chúng có thể vận chuyển cholesterol vào máu, sau đó lắng đọng ở thành mạch máu hình thành những mảng xơ vữa động mạch

Còn nếu cholesterol kết hợp với HDL là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể con người. Như vậy, để trả lời câu hỏi cholesterol cao là bao nhiêu thì cần làm xét nghiệm đầy đủ cả 4 yếu tố chính ở trên. Trong 4 thành phần trên thì có 3 thành phần dư thừa sẽ gây hại, gồm: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride. Thành phần còn lại là HD-cholesterol chỉ có vai trò bảo vệ. Khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở những thành phần mỡ máu trên thì đều dẫn tới tình trạng rối loạn mỡ máu

Cholesterol cao là bao nhiêu sẽ cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh gì

Cholesterol cao là bao nhiêu sẽ cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh gì

Theo các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, thông thường chỉ số cholesterol toàn phần mà lớn hơn 5,2 mmol/lít và chỉ số LDL-c lớn hơn 3,4mmol/l sẽ được gọi là mỡ máu cao. Ngoài ra, khi chỉ số triglyceride ở mức trên 2,26 mmol/l được gọi là triglyceride cao. Khi chỉ số cholesterol xấu và triglyceride đều cao được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Hiện có hai phương pháp điều trị mỡ máu cao, đó là dùng thuốc và không dùng thuốc Đối với những trường hợp điều trị máu nhiễm mỡ không dùng thuốc tức chỉ thực hiện lối sống lành mạnh như: không uống rượu bia ngừng hút thuốc lá, không ăn nhiều chất béo, không ăn da gà, chăm chỉ luyện tập thể thao có thể giúp bạn giảm được 15% -20% cholesterol toàn phần.

Với các trường hợp điều trị mỡ máu cao dùng thuốc thì sẽ áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc từ 3 tháng đến 6 tháng. Các loại thuốc hạ mỡ máu hiện nay có thể gây tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên đi kiểm tra các chỉ số nói trên theo định kỳ để đảm bảo chỉ số cholesterol cao là bao nhiêu ở mức ổn định, không tăng cao.

Cholesterol cao như thế nào là nguy hiểm?

Cholesterol tổng thể trong cơ thể bao gồm 3 loại chính: Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và triglycerides. Trong đó, LDL thường được gọi là cholesterol "xấu" bởi loại cholesterol này ở nồng độ cao được chứng minh là có liên quan với chứng xơ vữa động mạch

Bạn cần quan tâm đến chỉ số cholesterol của cơ thể, tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Bạn cần quan tâm đến chỉ số cholesterol của cơ thể, tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Các nhà khoa học khuyến cáo rằng, mức cholesterol LDL duy trì dưới 100mg/dl được cho là tối ưu và tốt cho sức khỏe từ 130 - 159mg/dl là mức giới hạn cao, 160 - 189mg/dl là cao và trên 190mg/dl là mức rất cao, hay còn gọi là mức nguy hiểm. Vì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.

Mặc dù cholesterol có nhiều chức năng đối với cơ thể, nhưng nồng độ cao loại chất béo này lại có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Trong một nghiên cứu lớn được công bố trên Tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, cứ tăng 40 điểm ở những người có nồng độ cholesterol trên 200mg/dl sẽ tương đương với nguy cơ mắc bệnh về tim mạch tăng lên gấp 3 lần.

Do đó, cholesterol cao là bao nhiêu là nguy hiểm và việc kiểm soát cholesterol ở mức giới hạn an toàn cho sức khỏe là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đảm bảo sức khỏe của bạn.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới