Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai - cần xử lý ra sao?

Thứ Ba, 03:38:08 13/11/2018
Bệnh thủy đậu có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai.

Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn.

Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Bệnh thủy đậu xuất hiện một lần trong đời người và đối tượng bị thủy đậu đa phần là trẻ em chính vì thế cho nên khi người phụ nữ đến tuổi lập gia đình và mang thai thì khả năng nhiễm thủy đậu là không cao.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị nhiễm thủy đậu thì virút có thể gây sảy thai

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị nhiễm thủy đậu thì virút có thể gây sảy thai

Nhưng cũng có một số trường hợp người mẹ chưa bị bệnh khi còn bé và tiếp xúc trực tiếp với người đang bị thủy đậu, khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao. Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu còn có nguy cơ cao bị viêm phổi do virút varicella gây nên. Khi đã bị viêm phổi, nguy cơ tử vong của thai phụ lên đến 40%, đây cũng là đối tượng có thể tử vong vì bệnh thủy đậu cao nhất.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ nếu người mẹ bị nhiễm thủy đậu thì virút có thể sẽ gây sảy thai Còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác đối với thai nhi, trong đó có hội chứng thủy đậu bẩm sinh.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Đối với những thai phụ bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) khi mang thai tùy vào tuổi của thai nhi mà bệnh sẽ có độ ảnh hưởng nhiều hay ít. Vào tuần thứ 8 - 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc đục thủy tinh thể nhẹ cân, chi ngắn chậm phát triển tâm thần

Vào tuần thứ 13 - 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần thứ 20 thai kỳ, bệnh hầu như không ảnh hưởng trên thai. Nếu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh người mẹ nhiễm bệnh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lây từ mẹ do lúc đó người mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh lúc này khá cao, lên đến 25 - 30% số trường hợp bị nhiễm.

Cách điều trị

Cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu với bà mẹ mang thai là nên kiểm tra sức khỏe thật kỹ trước khi có thai, tiêm phòng để đảm bảo có một khoảng thời gian mang thai khỏe mạnh. Trong trường hợp phát hiện mình có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu, quan trọng là cần cung cấp cho cơ thể thuốc kháng virút varicella - zoster Ig (một loại kháng thể giống với kháng thể do cơ thể tạo ra) để bảo vệ mẹ và thai nhi.

Điều này có thể giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh và quan trọng hơn là không được cung cấp kháng thể này chậm hơn 10 ngày sau khi thai phụ tiếp xúc với nguồn bện.

Đối với việc chăm sóc khi thai phụ bị thủy đậu thì cần để người bệnh được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm Nếu có những dấu hiệu nặng hơn, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có những bước điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn có thể có.

Cách dự phòng là nên chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé hoặc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai Khi mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới