Chalmydia trachomatis là tác nhân chính gây nên bệnh hột xoài

Thứ Ba, 10:11:00 07/08/2018
Chalmydia trachomatis là bệnh lây qua đường tình dục, gây bệnh hột xoài và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chlamydia trachomatis có nhiều týp huyết thanh khác nhau và tùy theo týp huyết thanh mà khả năng gây bệnh của chúng cũng khác nhau như: týp L1- L2- L3 gây bệnh hột xoài; týp D và K gây viêm đường tiết niệu; týp A, B, Ba và C gây bệnh mắt hột. Ngoài ra, chlamydia trachomatis còn gây nên một số bệnh khác cho cả người lớn và trẻ sơ sinh

Đây là loại vi khuẩn mà trước đây người ta xếp vào họ vi-rút vì một số đặc điểm sinh học của chúng. Chalmydia trachomatis týp L1, L2, L3 gây bệnh hột xoài còn gọi là bệnh Nicolas-Favre, là bệnh hoa liễu xếp hàng thứ 4 trong 5 bệnh hoa liễu cổ điển như: lậu, giang mai hạ cam mềm u hạt bẹn Bệnh được Nicolas và Favre mô tả năm 1913.

Sau khi quan hệ tình dục với người đã nhiễm Chalmydia trachomatis, có thời gian 3 - 21 ngày sau, người bệnh thấy xuất hiện mụn nước hoặc vết loét nhỏ. Vị trí xuất hiện nhiều nhất là ở môi lớn, môi bé âm vật âm đạo cổ tử cung

Sang thương nguyên phát này sẽ biến mất đi sau vài ngày dù không điều trị gì. Vì sang thương nhỏ, không đau không ngứa, ở sâu hoặc các nếp của cơ quan sinh dục nên người bệnh thường không phát hiện. Sau đó, hạch sẽ xuất hiện, hạch là triệu chứng quan trọng để hướng đến chẩn đoán. Sau tổn thương nguyên phát, chalmydia trachomatis di chuyển vào khu trú ở hạch bạch huyết trong vùng lân cận, đặc biệt là hạch bẹn và đùi khi sang thương ở âm đạo.

Hạch viêm cứng, sưng đau các hạch dính liền với nhau và kết lại thành chùm ít di động, lần lượt mỗi hạch dính vào da, mềm dần và chảy mủ ra ngoài tạo thành lỗ rò. Nhiều hạch tạo thành nhiều lỗ dò giống như búp sen của thùng tưới nước. Khi hạch bẹn và hạch đùi đều ảnh hưởng xuất hiện một rãnh chia phân cách 2 khối hạch này gọi là dấu hiệu rãnh tên khoa học là Grooving sign, đây là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh hột xoài người bệnh kèm theo sốt đau đầu đau khớp chán ăn sụt cân…

Về điều trị thuốc thường dùng hiện nay là Doxycycline 100mg x 2 lần/ngày, uống trong 21 ngày hoặc dùng Erythromycine 500mg x 4 lần/ngày uống trong 21 ngày.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới