Củ gừng - Tính chất dược lý và công dụng chữa bệnh từ củ gừng

Thứ sáu, 00:54:08 02/11/2018

Củ gừng

Củ gừng là một gia vị rất quen thuộc giúp cho những món ăn thêm hương vị đặc trưng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.

Củ gừng không những là gia vị mà còn là một vị thuốc cho nhiều bệnh

Củ gừng không chỉ dược dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc dân gian trị các chứng như cảm lạnh hiệu quả

Củ gừng không chỉ dược dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc dân gian trị các chứng như cảm lạnh hiệu quả

Dược tính và công dụng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương.

Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu.

Một số cách sử dụng gừng để trị bệnh

- Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ

- Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh

- Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp ho suyễn, tay chân móp lạnh

- Chữa nôn mửa khi đi tàu xe

- Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng

- Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai

- Chữa trúng gió tay chân tê choáng váng đột nhiên nói khó, liệt một bên

Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm mất đi những mùi thức ăn để lại trong miệng.

Ngoài ra, tác dụng "hành khí" của gừng còn tác động tới sự lưu thông của khí huyết ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch.

Chú ý:

Gừng khô có tính nóng nên những người có thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới